Từ trí tuệ nhân tạo (AI) đến blockchain và Internet vạn vật (IoT), các công nghệ kỹ thuật số mới đang tác động lớn đến doanh nghiệp và sẽ càng tăng mạnh vào năm 2020.
Các doanh nghiệp không thể bỏ qua xu hướng chuyển đổi này. Theo nghiên cứu năm 2016 của Trường Kinh doanh Harvard, các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số có mức tăng trưởng trung bình 55% về tổng lợi nhuận trong giai đoạn 3 năm, trong khi các công ty chưa chuẩn bị có mức tăng trưởng thấp hơn đáng kể (chỉ 37%) trong cùng kỳ. Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây của công ty công nghệ DXC và tạp chí The Economist cho thấy 68% lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp cho biết lợi nhuận tăng trong 3 năm qua do chuyển đổi kỹ thuật số, trong khi 74% nhận định lợi nhuận tăng nhờ vào chiến lược kỹ thuật số của họ.
Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích đã đưa ra 5 xu hướng hàng đầu trong chuyển đổi số mà các doanh nghiệp cần nắm bắt trong năm 2020.
Theo dự đoán, có gần 27 tỷ thiết bị IoT trên thế giới vào tháng 8/2019 và con số này ước tính tăng lên hơn 75 tỷ vào năm 2025. Hiện tại, có khoảng 8,4 tỷ thiết bị được kết nối trên thế giới, thấp hơn con số 26 tỷ thiết bị được kết nối sẽ được sử dụng vào cuối thập kỷ này mà công ty nghiên cứu và tư vấn toàn cầu Gartner đưa ra vào năm 2013. Con số 20 tỷ đó cuối cùng sẽ không thể đạt được, nhưng ý nghĩa của IoT không chỉ ở việc giúp các thiết bị thông minh thu thập và lưu trữ dữ liệu.
Tầm quan trọng của IoT là giúp các công nghệ như phân tích nâng cao, mạng 5G, công nghệ cảm biến, điện toán biên… thực sự hiệu quả. Với dữ liệu ồ ạt đến từ thiết bị thông minh, các doanh nghiệp đang ráo riết làm việc trên các hệ thống phân tích - tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (machine learning) để từ đó đưa ra các hành động phù hợp. Do doanh nghiệp muốn nắm bắt các dữ liệu đó trong thời gian thực hoặc càng gần thời gian thực càng tốt, các doanh nghiệp truyền thông cần phát triển mạng lưới cho phép truyền đi nhanh chóng và hiệu quả lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn nhất có thể, từ đó đẩy nhanh xây dựng mạng 5G. Và khi các thiết bị IoT được triển khai ở mọi nơi, các doanh nghiệp có thể thấy việc xử lý dữ liệu ở nơi khác hiệu quả hơn trên máy chủ trung tâm, vì vậy cần tăng cường phát triển các hệ thống điện toán biên.
Cạnh tranh về khách hàng, tài nguyên, thậm chí đối với công nhân lành nghề, chưa bao giờ lớn như trong thời đại kỹ thuật số ngày nay nhưng dù thời đại nào thì quy tắc cạnh tranh cơ bản vẫn không thay đổi, đó là để đạt lợi ích trong kinh doanh, bạn phải là người đi đầu và là người tốt nhất. Đi trước có nghĩa là tiếp cận thị trường và khách hàng cụ thể trước khi cạnh tranh; tìm nguồn cung ứng hoặc nguồn lực cần thiết để sản xuất thành công sản phẩm hoặc dịch vụ trước tiên; và khả năng nhanh chóng xác định vị trí nhân sự khi một công ty tăng quy mô. Tất cả điều đó đòi hỏi xử lý thông tin nhanh hơn, sử dụng các biện pháp thông minh hơn để tìm kiếm thông tin và phương pháp đánh giá và phân tích dữ liệu nhanh và hiệu quả hơn.
Với giá trị Bitcoin ở mức cao nhất mọi thời đại, công nghệ tiếp sức cho tiền điện tử (blockchain) sẽ bắt đầu thu hút sự chú ý. 53% người tham gia trong một nghiên cứu gần đây của Deloitte nói rằng blockchain đang được ưu tiên cao trong tổ chức của họ, tăng 10% vào năm 2018.
Bạn có thể sử dụng blockchain để làm gì ngoài việc ẩn danh giao dịch bitcoin? Bất cứ thứ gì đòi hỏi xuất xứ từ rượu vang đến các sản phẩm được vận chuyển quốc tế, giày thể thao đều liên quan đến hàng đống giấy tờ để chứng minh tính xác thực; xác thực danh tính kỹ thuật số; hệ thống thanh toán cho các nhạc sĩ và người tạo nội dung web và thậm chí để tạo ra một cơ sở hạ tầng để sạc xe điện. Và đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Trí tuệ nhân tạo là một trong những cụm từ tạo ra phản ứng mạnh mẽ từ các nhóm khác nhau. Các nhân viên có thể cảm thấy lo lắng khi nghe thấy vì sợ một đội quân robot sẽ chiếm lấy công việc của họ, trong khi nhà tuyển dụng đang tính đến các khoản lợi nhuận trong tương lai mà họ tin AI sẽ mang lại cho họ.
Hiện tại, AI chủ yếu được sử dụng trong các tình huống tiếp xúc với khách hàng như chatbot và không thành công lắm. Song tiến bộ công nghệ sẽ mang đến nhiều ứng dụng AI hơn để giúp các công ty phát triển lợi nhuận, đặc biệt là trong các lĩnh vực tiếp thị, phân tích, dịch vụ khách hàng và robot. AI có thể giúp các công ty lập kế hoạch chiến lược tiếp thị và kinh doanh bằng cách phân tích thông qua dữ liệu, tổng hợp thông tin và đưa nó vào thực tế; nó có thể giúp các nhà sản xuất làm cho sản xuất hiệu quả hơn bằng cách phân tích các hoạt động và danh sách nhật ký để phát hiện ra nơi nào có thể lãng phí thời gian hoặc tiền bạc; nó có thể giúp các chính phủ phân bổ các nguồn lực theo cách hiệu quả nhất và thậm chí nó có thể giúp các nhà nghiên cứu y tế phân tích các trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh cụ thể và xác định các phác đồ điều trị tốt hơn và hiệu quả hơn.
Theo truyền thống, bộ phận CNTT luôn chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề liên quan đến máy tính trong một tổ chức.
Theo cách này, nó có ưu điểm là giải quyết được tất cả các vấn đề nảy sinh về CNTT nhưng mặt khác khó để quản lý nguồn lực do bộ phận quản lý không am hiểu nhiều về CNTT. Chính vì thế, thông qua việc chuyển các dịch vụ và ứng dụng lên đám mây sẽ giúp các tổ chức sẽ có khả năng quản lý tốt hơn.
Xu hướng lớn tiếp theo là tự động hóa Itops - bằng cách triển khai các hệ thống thông minh, dựa trên AI có thể giúp mọi thứ vận hành trơn tru hơn nhiều. Trong môi trường điện toán NoOps tự động, do AI điều khiển, những thứ như nâng cấp và thay đổi sẽ được hệ thống thông minh tự động thực hiện, ngăn ngừa khả năng xảy ra do lỗi của con người. Và khi AI được đưa vào một tổ chức, nó có thể được sử dụng cho nhiều thứ khác, chẳng hạn như phân tích nâng cao.
Dù vậy, để ứng dụng thành công AI trong bộ phận CNTT hoặc bất cứ nơi nào khác, các tổ chức phải sẵn sàng. Trong CNTT, điều đó có nghĩa nhân viên có thể phải từ bỏ quyền kiểm soát mà họ đã làm trong nhiều năm; mọi người phải làm quen với các thủ tục và giao thức mới. Trong môi trường NoOps sẽ không có giao tiếp như trước đây nghĩa là không ai có thể gọi điện để than phiền và khiển trách ai đó khi hệ thống mạng không hoạt động.
Hellolaptrinh theo nguồn ICT News
Đánh giá - Bình luận: