Để có thể “chạm” đến công việc ưng ý, điều quan trọng là bạn phải “trò chuyện” với nhà tuyển dụng. Với kinh nghiệm lâu năm trong phỏng vấn, chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ gài “bẫy” để thử tài ứng phó của bạn. Đối với những ứng viên còn non nớt, đây chắc chắn sẽ là một thách thức lớn nếu như họ không đủ tinh tế để nhận ra. Cùng Hellolaptrinh giúp bạn “ứng biến” với những cái bẫy nguy hiểm này đến từ nhà tuyển dụng và nhanh chóng nhận được công việc mơ ước của mình nhé.
Đây là một trong những câu hỏi “kinh điển” của các nhà tuyển dụng. Nếu bạn thừa nhận điểm yếu của mình, bạn sẽ mất tự tin trước nhà tuyển dụng. Nếu bạn nói rằng “Tôi không có nhược điểm”, nhà tuyển dụng đôi khi sẽ đánh giá bạn là người thiếu trung thực bởi vì trên đời này không ai là hoàn hảo cả. Vì thế, để không quá bỡ ngỡ trước câu hỏi này của nhà tuyển dụng, bạn nên lên sẵn một bản danh sách đánh giá ưu/nhược điểm của bản thân trước khi phỏng vấn. Bạn có thể đưa ra một số nhược điểm của bản thân và chứng minh rằng bạn đã và đang cố gắng khắc phục chúng.
Mục đích thực sự của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này chính là muốn nghe một điều gì đó thật mới mẻ từ bạn. Đừng trả lời bằng những dẫn chứng lý thuyết suông. Vậy với câu hỏi này, bạn nên trả lời nhà tuyển dụng như thế nào? Bạn có thể nói rằng bạn khó có thể đưa ra định nghĩa thế nào là “một công việc khó” bởi vì trước khi làm một việc gì đó chúng ta đã cần phải suy xét và đưa ra kế hoạch một cách kỹ càng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Cuối cùng, bạn nên củng cố niềm tin của nhà tuyển dụng bằng câu nói “Tôi nghĩ công ty không cần những nhân viên “sợ khó” và tôi đi làm nhận lương để làm những việc như thế”.
Đây là câu trả lời cần sự khéo léo của bạn. Nếu bạn nói xấu sếp cũ, bạn sẽ đưa lại một cái nhìn không tốt từ phía nhà tuyển dụng. Nếu bạn nói tốt thì nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi tại sao bạn lại rời đi. Vì thế, hãy trả lời nhà tuyển dụng rằng bạn muốn có một công việc có tính cạnh tranh cao và phát huy được ưu điểm của bản thân.
Đừng nói xấu công việc hiện tại của bạn, vì rất có thể bạn sẽ làm điều tương tự với vị trí sắp tới của mình tại công ty mà bạn đang phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người chỉ biết kêu ca mà không biết khắc phục những khó khăn trong công việc, vậy thì khi bạn vào vị trí mới, bạn cũng không thể làm tốt được. Hãy là người đi tìm giải pháp chứ đừng chỉ ngồi yên và chờ đợi giải pháp sẽ tìm đến với bạn.
Khi nhận được câu hỏi này, bạn đừng nên trình bày quá dài dòng về những khó khăn đã gặp phải bởi vì nhà tuyển dụng cũng không đủ thời gian để nghe bạn trình bày. Lưu ý không nên kể về những khó khăn của gia đình, cá nhân hay mâu thuẫn với đồng nghiệp. Bạn nên nói vắn tắt về một khó khăn mà bản thân gặp phải trong quá trình làm việc và chú ý nhấn mạnh việc bạn đã giải quyết vấn đề đó như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Họ vẫn muốn lắng nghe cách bạn xoay sở vấn đề nhiều hơn là lắng nghe bạn kể về vấn đề ủa mình.
Nếu bạn nghĩ rằng đáp án của câu trả lời này là “không có người nào là không thể hợp tác được” hoặc “tôi có thể hợp tác được với tất cả mọi người” thì bạn đã nhầm rồi! Bởi vì, trong công việc, có loại người không thể hợp tác được, đó chính là người không có tinh thần tập thể, luôn thích hưởng thụ và hay ghen ghét đố kỵ với đồng nghiệp. Câu trả lời đơn giản nhất dành cho bạn: “Loại người khó hợp tác nhất là loại người không chịu hợp tác với người khác”.
Hellolaptrinh theo nguồn HRInside
Đánh giá - Bình luận: